Chào mừng bạn đến với đến với diễn đàn Độc Thân Hội.
Đăng ký để là thành viên thân thiện của diễn đàn.
Chúc bạn có những giấ phúc vui tươi.
Chào mừng bạn đến với đến với diễn đàn Độc Thân Hội.
Đăng ký để là thành viên thân thiện của diễn đàn.
Chúc bạn có những giấ phúc vui tươi.
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


Mỗi thành viên là một sản phẩm..cùng nhau phát triển diễn đàn
 
Trang ChínhPortalLatest imagesĐăng kýĐăng Nhập
Latest topics
» Xin Chào anh chị. em là mem mới ak
Đồng cảm (St) News10by zintho_nhungoc Sun Jan 01, 2012 9:46 pm

» hội đồng hương quảng ngãi đâu??
Đồng cảm (St) News10by tamcleverley Mon Dec 26, 2011 8:09 am

» DANH SÁCH HỘI ĐỘC THÂN
Đồng cảm (St) News10by minhtuantuan6789 Wed Dec 07, 2011 7:34 pm

» Nhìn lại, suy ngẫm, bước tiếp
Đồng cảm (St) News10by springlee Mon Nov 07, 2011 4:14 pm

» Gửi đến các Thành viên
Đồng cảm (St) News10by hienvinh Thu Oct 27, 2011 3:38 pm

» "Hội độc thân" - ct "Xuân ấm áp"
Đồng cảm (St) News10by hienvinh Thu Oct 27, 2011 2:20 pm

» Tại sao con gái thích con trai lạnh lùng?
Đồng cảm (St) News10by monkey_ugly Wed Oct 19, 2011 3:16 pm

» off..?????
Đồng cảm (St) News10by springlee Mon Oct 17, 2011 8:11 pm

» 24 điều nên nhớ ...
Đồng cảm (St) News10by doremon Sat Oct 01, 2011 11:50 pm

» BÍ MẬT CỦA TÌNH YÊU
Đồng cảm (St) News10by doremon Sat Oct 01, 2011 11:41 pm

Top posters
tung1992 (34)
Đồng cảm (St) I_vote_lcapĐồng cảm (St) I_voting_barĐồng cảm (St) I_vote_rcap 
doremon (34)
Đồng cảm (St) I_vote_lcapĐồng cảm (St) I_voting_barĐồng cảm (St) I_vote_rcap 
hạ vy (31)
Đồng cảm (St) I_vote_lcapĐồng cảm (St) I_voting_barĐồng cảm (St) I_vote_rcap 
loveparadise (26)
Đồng cảm (St) I_vote_lcapĐồng cảm (St) I_voting_barĐồng cảm (St) I_vote_rcap 
nguoinhaque (22)
Đồng cảm (St) I_vote_lcapĐồng cảm (St) I_voting_barĐồng cảm (St) I_vote_rcap 
*-monkey-* (20)
Đồng cảm (St) I_vote_lcapĐồng cảm (St) I_voting_barĐồng cảm (St) I_vote_rcap 
bachduong_nguyen (15)
Đồng cảm (St) I_vote_lcapĐồng cảm (St) I_voting_barĐồng cảm (St) I_vote_rcap 
monkey_ugly (14)
Đồng cảm (St) I_vote_lcapĐồng cảm (St) I_voting_barĐồng cảm (St) I_vote_rcap 
luuluyen92 (14)
Đồng cảm (St) I_vote_lcapĐồng cảm (St) I_voting_barĐồng cảm (St) I_vote_rcap 
kenny (13)
Đồng cảm (St) I_vote_lcapĐồng cảm (St) I_voting_barĐồng cảm (St) I_vote_rcap 
Hỗ trợ online

Admin - 01667578455


MOD - 01215699633


MOD - 0984956821
1 năm thành lập Hội

Lượt truy cập
Bộ đếm và thống kê Web chuyên nghiệp

 

 Đồng cảm (St)

Go down 
Tác giảThông điệp
hạ vy
Thành viên cấp 1
Thành viên cấp 1
hạ vy


Họ tên Họ tên : Ha vy
Tổng số bài gửi : 31

Đồng cảm (St) Empty
Bài gửiTiêu đề: Đồng cảm (St)   Đồng cảm (St) News10Thu Jan 20, 2011 2:56 pm

Đồng cảm là món quà quý giá mà chúng ta có thể trao cho những người bạn của mình khi chúng ta học cách nhìn bằng con mắt của người khác, hoặc cảm nhận bằng suy nghĩ của người khác, khi đó xung đột được giải quyết và tình yêu hiển lộ.

Đôi khi, một khoảnh khắc đẹp chỉ là suy nghĩ về một điều gì đó. Khi tôi đang ngồi trong một khu vườn vào một buổi chiều, có một cậu bé đang nắm tay người mẹ mang thai. Thay vì chạy đi chơi đu dây hay cầu tuột cùng những đứa trẻ khác, cậu ngồi sát bên mẹ, đặt một bàn tay lên bụng mẹ, và nói : “Anh biết bên trong đó chắc rất tối, và em muốn chui ra. Nhưng cần thêm một thời gian nữa. Anh đã mất 9 tháng. Anh chỉ muốn nói với em rằng, anh đang chờ em, và rằng anh hiểu em đang cảm thấy gì”. Hai từ kì diệu “Anh hiểu” vang lên trong tai tôi, và các câu hỏi tuôn ra. Thế nào là Đồng cảm? Làm thế nào để bạn đặt tay lên một ai đó, và nói những lời “Tôi hiểu”? Liệu có công cụ nào giúp tôi trở thành người đồng cảm hơn không? Câu trả lời đến từ nhiều góc độ.
empathy

Đồng cảm là gì?

Nguồn gốc của từ “đồng cảm” (empathy) có từ những năm 1880 khi nhà tâm lý học người Đức Thoedore Lipps đặt tên cho khái niệm “einfuhlung”, nghĩa là cảm-thấy-từ-bên-trong (in-feeling). Dada Vaswani, giám đốc của chương trình Sadhu Vaswani Mission, phân tích “Đồng cảm là quên đi bản thân mình trong niềm vui và nỗi buồn của người khác, nhiều đến mức mà bạn thực sự thấy rằng niềm vui hay nỗi buồn mà người khác đang trải qua cũng chính là niềm vui và nỗi buồn của bạn. Đồng cảm là sự gắn bó hoàn toàn với người khác”. Deepa Kodkal, một chuyên gia về tinh thần, nói “Đồng cảm là đặt mình vào vị trí của người khác để thực sự hiểu người đó đang nghĩ gì và trải qua điều gì trong một thời điểm nhất định. Về cơ bản đó là sự bắt sóng cùng tần số với ai đó”. Chồng của bà là Raja Kodikal cũng đồng ý, và nói thêm rằng đó là cảm giác hòa hợp với người khác, mà thông qua đó bạn có thể giúp đỡ họ giải quyết vấn đề của họ. Gandhi, một biểu tượng quốc gia về đồng cảm, cũng nói tương tự như vậy. Ông thường cầu nguyện hàng ngày với những lời như “Nếu tôi được tái sinh, tôi sẽ ước mình được sinh ra là một người dân hèn mọn để có thể chia sẻ với họ những đau buồn, chịu đựng, và sự lăng mạ nhằm vào họ, để tôi có thể cố gắng để giải phóng bản thân mình và họ khỏi sự đau khổ”.

Đồng cảm không là gì?

Các định nghĩa trong từ điển khó cắt nghĩa được sự khác nhau giữa đồng cảm (empathy), thương xót (pity), thông cảm (sympathy) và trắc ẩn (compassion), tuy vậy vẫn có sự khác biệt. Chandrika, tác giả của Atam Siddhi, giải thích “Khi một người cảm thấy được nỗi đau của người khác với tư cách là giữa một bề trên với bề dưới, hay là cảm thấy tiếc thương cho một hoàn cảnh mà một người không bao giờ tưởng tượng là mình sẽ gặp phải – thì đó là cảm giác của sự thương xót. Chúng ta thương xót một người mù vì chúng ta không biết mù là thế nào. Tuy nhiên, khi chúng ta nhấc họ lên, nhìn người khác ngang hàng với mình, và có thể tưởng tượng được bản thân chúng ta trong hoàn cảnh của họ, và cảm thấy có sự gắn kết mạnh mẽ với người đó, thì sự thương xót chuyển thành thông cảm. Tuy nhiên, khi chúng ta hòa mình vào những gì một người đang phải chịu đựng, và cảm nhận được nỗi đau; khi người đó cười, niềm vui cũng tràn ngập trong ta; khi người đó phấn khích, trái tim ta rộn rã sướng vui; đó là lúc chúng ta gần với cái gọi là đồng cảm”.
compassion
Lòng trắc ẩn là cảm thấy nỗi đau của người khác, và hành động để làm giảm bớt nó. Trắc ẩn có thể sinh ra từ sự đồng cảm – ví dụ, tôi động lòng thương người nghèo, và muốn giúp đỡ họ, nhưng tôi chưa bao giờ trải qua cảnh nghèo đói. Tôi bắt đầu bằng việc dạy trẻ ở khu ổ chuột tại nhà, và sau đó tôi dành thời gian cho một cô bé- người đã để dành cái bánh Cadbury suốt cả một tháng, và chỉ nhấm nháp mỗi ngày một tí ti, khi tôi gặp một cậu bé người đã mơ về một ngôi nhà trong đó mẹ cậu được làm người nội trợ, tôi sẽ hiểu rõ hơn về sự nghèo đói. Như thế đồng cảm là cảm xúc thấy “hòa nhập” hơn, bao gồm các bước nhìn thấy, kết nối, cảm nhận, và tiếp theo hành động.

Bước 1: Đừng cứng nhắc cố chấp

Phần lớn các chuyên gia về tinh thần đều đồng ý rằng bước đầu tiên của sự nhận thức đó là quên đi cái tôi của mình. Cái tôi theo định nghĩa là cảm giác sai lầm về bản thân (false sense of self). Khi có cái tôi thì đồng cảm không thể tồn tại. Một người mà quá ám ảnh về chính mình, về những cảm xúc của mình, những đánh giá của mình thì sẽ không có thời gian hiểu được những điều người khác đang trải qua. Bước đầu tiên để kết nối với người khác là bạn phải linh hoạt trong suy nghĩ của mình, và đừng cứng nhắc cố chấp.

Adita Jalan, một giáo viên của từ Kolkata, chia sẻ, “Một ngày, chồng tôi đi làm về sớm, và nói “Anh chịu hết nổi rồi, Anh sẽ không làm cho bố nữa, ông luôn làm anh chán nãn.Anh sẽ lấy số tiền anh đáng nhận được trong việc kinh doanh này và bắt đầu cái gì đó mới”. Chồng tôi là một người điềm tĩnh và có lòng trắc ẩn, người luôn đặt gia đình lên trên hết. Bố chồng tôi chắc hẳn đã làm tổn thương anh ấy ghê gớm. Lòng tràn ngập nỗi tức giận và thấy mình đúng, tôi quyết định chúng tôi phải tạo dựng một thế giới mới cho mình. Tôi đi ra và lấy cho anh một cốc nước, khi đó tôi nhìn thấy bố chồng đang ngồi trong phòng khách nước mắt lã chã. Đột nhiên mọi sự thay đổi. Tôi tự hỏi mình “Liệu một người cha có chủ ý làm tổn thương con trai mình? Liệu có bao giờ tôi chủ ý làm tổn thương con trai tôi, Aarav?”. Câu trả lời là một tiếng KHÔNG vang dội. Tôi nói với chồng mình, với tư cách như một người mẹ chứ không phải một người vợ, và vấn đề đã được giải quyết. Người cha và người con lần đầu tiên nói chuyện một cách cởi mở về những kì vọng của họ, và hôm nay, họ đã có được một sự gắn kết tuyệt vời. Nếu mà tôi đã để cái tôi của mình chế ngự, thì sự đồng cảm sẽ không bao giờ có được, và hôm nay tôi sẽ không thể nhìn thấy Aaray cưỡi lên lưng ông nó.

caring

Bước 2: Thấu hiểu hoàn cảnh của người

Sự đồng cảm thực sự nảy sinh từ sự chia sẻ cùng nhau, hoặc chí ít là hiểu được trải nghiệm của người khác. Chỉ đi chiếc giày của người khác rồi lại bước chân ra ngay, chỉ nhìn thấy hoàn cảnh của người ta, mà không hòa nhập thì chưa đủ. Dù khó khăn đến mấy, thì cũng hãy cố gắng nhận biết thành thạo đôi giày, biết kích cỡ của nó, hiểu được cái cảm giác đó, hãy là người đó, và bạn sẽ hiểu được người đó đang trải qua điều gì, và thực sự đồng cảm với họ.

Jaggi Vasudev, người sáng lập tổ chức Coimbatore-based Isha Foundation, tham gia chỉ đạo các tình nguyện viên tham gia công tác cứu trợ nạn nhân sóng thần đã nói “Đừng đi vào các khu làng này như là một người ngoài cuộc hay khán giả. Sự mất mát của một người trong gia đình chúng ta có thể coi là một thảm họa. Và tương tự như vậy, sự mất mát một con người ở các gia đình khác cũng đau khổ không kém. Chúng ta phải hiểu được điều này. Khi chúng ta đi vào làng, hãy đi như bạn là người bạn hay họ hàng thân thiết nhất của người đã chết. Hãy vào đó với cảm xúc rằng tất cả 150,000 người đã chết là họ hàng thân thiết nhất của bạn. Hãy chứng tỏ rằng bạn đến với tình yêu và lòng trắc ẩn, như là anh em ruột rà”.
Dada Vaswani cũng chia sẻ một kinh nghiệm thú vị. Ông hồi tưởng lại “Một buổi sáng sớm, Gurudev Sadhu Vaswani dạy chúng tôi rằng trong thực tế, không có cái chết. Cái chết chỉ là một ảo giác. Chúng ta phải học cách vượt qua nó. Trong ngày hôm đó, ông đã mời đến bên một người mẹ già có đứa con một chết trong vụ đâm máy bay. Bà gạt những giọt nước mắt cay đắng. Mắt Sadhu Vaswani cũng đẫm lệ. Sau đó, tôi nói với ông “Buổi sáng nay thầy đã dạy chúng em rằng cái chết là một ảo giác. Vậy lý do thầy đã khóc là gì?”. Ông trả lời “Khi tôi ngồi bên cạnh người mẹ già, tôi cảm thấy tôi là người mẹ già đó”.

Mẹ Teresa, một hình mẫu của sự đồng cảm, nói về một khoảnh khắc đáng nhớ khi mẹ là kẻ không nhà. Mẹ nói “Khi tìm kiếm một ngôi nhà, tôi đi và đi cho đến khi chân và tay đau nhức. Tôi nghĩ bao nhiêu người nghèo cũng đau nhức trong thể xác, tâm hồn, đang tìm kiếm một ngôi nhà, thức ăn và sức khỏe”. Nhận thức có được từ kinh nghiệm và sự chia sẻ nỗi đau đã tạo ra cuộc cách mạng trong bà, và biến một nữ tu sĩ bình thường trở thành mẹ Teresa phi thường.
motherteresa1
Raja Kodikal chia sẻ một kinh nghiệm hài hước trong cuộc đời mình. Một lần nọ, ông- một người cha đáng tự hào của bốn cô con gái, đi ra bờ biển Juhu, Mumbai, với vợ, bốn cô con gái và mấy đứa bạn của nó. Khi mười cô gái và ông đang đứng uống nước dừa, đột nhiên người thanh niên phục vụ khoét các quả dừa cười với ông vẻ đầy thông cảm và nói “Ho jayega, ho jayega, ladka bhi ho jayega” (tiếng Hindi, nghĩa là “Đừng lo, rồi ông sẽ có một đứa con trai thôi”-ND). Raja cười khúc khích khi nhớ lại khoảnh khắc đó, và nói ông không có ý định bảo anh chàng đó đã nhầm lẫn, vì ông thực sự xúc động và phấn khích bởi sự đồng cảm của anh ta.

Tôi có một em họ 17 tuổi, bị một khuyết tật về mắt ở tuổi 13, và cậu đã dần dần mất đi thị lực kể từ đó. Hôm nay, cậu đã bị mù đến 95% . Tình trạng đó không thể cứu vãn, và ít nhất là cho đến bây giờ, các bác sĩ cũng không có cách nào. Là một anh chàng rất quả quyết, cậu thường nói với mọi người “Cách mà tôi nhìn sự việc đó, chỉ là một phần cơ thể tôi không hoạt động – thế còn hàng trăm các bộ phận khác đang hoạt động rất hoàn hảo thì sao?”. Cậu không bao giờ cho phép bố mẹ mình cảm thấy là họ có một đứa con tật nguyền. Tuy vậy, là một người bạn tâm tình, tôi đã cố gắng lắng nghe những khó khăn – những người bạn nghĩ cậu đang gây sự chú ý bằng nỗi khổ của mình; cô gái mà cậu thích tỏ ra thương xót cậu, nhưng không bao giờ xem cậu là một người bạn trai, và tất nhiên, cũng không thể hiểu được cái cảm giác bị mù sau 13 năm nhìn thấy cái đẹp của cuộc sống.

Cảnh ngộ của cậu động lòng tôi, nhưng không thực sự sâu đậm lắm, và tôi thường bận rộn với cuộc sống nên quên giữ liên lạc với cậu. Một buổi tối đã thay đổi mọi thứ. Một ý tưởng chợt nảy ra, tôi quyết định nhắm mắt, và thử bị mù. Bóng tối bao trùm. Một hành động đơn giản như đi bộ bỗng trở nên khủng khiếp. Mỗi một suy nghĩ, một tiếng thở, như thành cực đại. Những khuôn mặt, hình ảnh đã quen tan biến vào bóng tối. Chỉ 10 phút sau, tôi mở mắt ra và uống lấy những hình ảnh một cách đầy thèm khát như là kẻ hành hương trên sa mạc tình cờ nhìn thấy một cái giếng uống nước vậy. Tôi đã gọi cho cậu ấy, và chúng tôi nói chuyện, cậu bảo tôi “Này chị, một ngày nào đó em chắc là em sẽ tìm được một cô gái tuyệt vời. Khi đó, tình yêu là không còn nhìn thấy gì nữa” (Love is blind). Tôi đã khóc.

Bước 3: Nhớ trở lại là mình

Bước cuối cùng thường bị nhiều người lãng quên. Những người đồng cảm nhất trong số chúng ta thường hòa nhập vào cảnh ngộ người khác, và không thoát ra được. Hiểu được nỗi đau của người khác như thế nào là quan trọng, nhưng quan trọng hơn nữa là bạn phải sống chính hoàn cảnh của mình. Bạn cần phải hiểu được nỗi đau khổ của người, nguyên nhân của nó, và giúp đỡ họ trong khi vẫn giữ được sự bình tĩnh. Hơn nữa, sự đồng cảm sẽ đưa đến hai con người đau khổ, thay vì một. Ý tưởng về sự đồng cảm nghĩa là hiểu biết vì thế mà bạn có thể nâng đỡ họ lên, và cũng không khiến mình bị sa lầy.
nn-benhvien
Shraddha Mittal là một cô gái 23 tuổi có mẹ bị chẩn đoán ung thư tử cung. Mặc dù việc điều trị đã xong cách đây mấy năm, và mẹ cô hiện tại khỏe mạnh, Shraddha đã bị tác động rất mạnh bởi căn bệnh này và quyết định tình nguyện cho một tổ chức phi chính phủ về ung thư gọi là Helping Hands tại bệnh viện Jaslok, ở Mumbai, giúp đem lại hi vọng cho bệnh nhân ung thư. Trong suốt tháng đầu tiên, cô thường trở về nhà và khóc. Nhìn những người bệnh nhân khác, cô đã nhớ đến mẹ mình. Mỗi lần một người không sống sót được trong cuộc chiến chống lại ung thư, lòng cô tràn một nỗi sợ hãi về sự bình phục của mẹ.Nhiều lúc cô đã định bỏ cuộc. Nhưng cuối cùng cô đã quyết định tiếp tục. Cô nói “Hôm nay là một năm kể từ khi tôi gia nhập tổ chức, và tôi hiểu tôi đã tạo nên một sự khác biệt nào đó – cho bệnh nhân và bản thân tôi. Tôi nhận ra rằng tôi cần phải gắn-tách, kết nối-tháo bỏ. Khi tôi nói chuyện với một người bệnh nhân, tôi nói như là tôi hiểu chính xác nó thế nào, tuy nhiên khi đi ra khỏi phòng, tôi tạo ra một khoảng cách giữa người bệnh và tôi bằng cách nói “Cô ấy bị ung thư trở lại không có nghĩa là mẹ tôi cũng thế. Mẹ tôi đang rất khỏe”. Một câu đơn giản, nhưng tại thời điểm đó, nó thực sự đã tạo nên sự khác biệt lớn”.

Và hơn nữa:

- Lắng nghe: các nhà tâm lý học trên thế giới đồng ý rằng phần lớn mọi người không yêu cầu giải pháp hay lời khuyên. Một khi họ có được cơ hội để nói chuyện, và được thấu hiểu, một nửa vấn đề đã được giải quyết. Ruchita Mehra, nhà tư vấn tại bệnh viện Jaslok, Mumbai, nói “Hai thứ quan trọng nhất mà bệnh nhân cần là đôi tai! Vâng, đôi tai! Một khi bạn cho phép họ nói, và tỏ ra bạn hiểu họ đang cảm thấy gì, và điều đó là tự nhiên, một nửa căn bệnh đã biến mất”. Quả thực, để lắng nghe người khác, người ta cần phải phát triển kĩ năng nghe tích cực để hiểu được những điều mà người khác đang nói, và vâng, cũng là những điều mà người đó không nói!

- Hiểu chính mình: Bà Kodikal nói “Mục tiêu của bất cứ sự thực hành tinh thần nào, dù là thiền hay yoga đều là tạo ra nhận thức trong bạn, vì thế loại bỏ tất cả những điều tiêu cực, và tăng cường tất cả những gì tốt bên trong”. Khi chúng ta sống có nhận thức, chúng ta sẽ cảm thấy nỗi đau của người khác qua trực giác, và biết làm thế nào để xoa dịu nó. Đồng cảm trở thành một phần của con người bạn.

- Yêu vô điều kiện: Dada Vaswani nói “Tăng trưởng trong tinh thần cho đi. Cho đi, cho đi và cho đi không bao giờ chán. Cho đi và không lưu giữ gì, không nhớ những gì đã cho đi. Cho đi và quên tất cả. Cho đi trong tình yêu: cho đi trong sự tôn kính. Bạn không chỉ một lần không đáp lại tiếng gọi của nỗi đau con người. Đó là cách bạn sẽ tăng trưởng trong sự đồng cảm’.
caring-families-church
- Tất cả là một: Sự đồng cảm là một quá trình phát triển. Raja Kodidak nói rằng chỉ khi chúng ta đồng cảm với bản thân, khi chúng ta chấp nhận và yêu bản thân mình, cả tốt lẫn xấu, thì chúng ta mới có thể trở nên đồng cảm với người khác. Chandrika cũng nói thêm rằng một giai đoạn bắt đầu là khi một người bắt đầu nhận thức được bản chất đồng cảm không thể tách rời của mình và nó xảy ra khi có sự nhận thức rõ rằng không có sự khác biệt cá nhân nào như “anh” và “tôi”. Ở giai đoạn phát triển đó, một cá nhân hiểu rằng cái quan trọng là tâm hồn, và tất cả tâm hồn là sự phản chiếu của Một Thức, không hơn, không kém. Bà nói thêm rằng sự đồng cảm là nguyên tắc cơ bản của triết học nhất nguyên (advaita) do Adi Sankara khởi xướng. Ông nói “Chúa và bạn không phải là hai, Chúa và bạn là một”. Rằng vì sao một pháp sư thuộc chủ nghĩa thần bí nói rằng khi Chúa muốn trốn ở một nơi mà không mắt người nào nhìn thấy được, Ngài sẽ trốn ở trong trái tim con người vì thế mà Ngài có thể nhìn qua được mắt, nghĩ bằng cái đầu, và cảm nhận được trái tim của người đó. Đó là lý do vì sao, người ta đã thấy nữ thần Radha hát và nhảy múa ở Vrindavan (thánh địa của đạo Hindu, Ấn độ) sau khi thần Krishna đã đi Mathura, Radha đã nói “Tại sao tôi phải cảm thấy buồn? Bởi vì Krishna đã rời bỏ tôi ư? Nhưng điều đó không đúng! Krishna không bao giờ có thể bỏ tôi. Vì bạn không thấy được, giữa Krishna và tôi, và tôi và Krishna, không có sự khác biệt nào?”

Hãy để nhà thơ John Donne nói lời cuối cùng:

Không ai là một hòn đảo
Hoàn toàn chỉ riêng mình
Mỗi người là một phần lục địa
Một mảnh của đại dương.
………
Mỗi cái chết đều khiến tôi hao hụt
Bởi tôi là một của loài người.

Về Đầu Trang Go down
 
Đồng cảm (St)
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Buổi Cắm Trại Hội Đồng Hương Cà Mau...^^
» hội đồng hương quảng ngãi đâu??

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
 :: Giải trí :: Gửi lời yêu thương-
Chuyển đến